Nếu chúng ta không hiểu được vũ trụ và địa vị của con người trong khoảng “không gian vô tận và thời gian vô cùng” này thì chúng ta không thể đoán định được cứu cánh của con người “phải nên” như thế nào. Bởi vậy, hệ thống triết học tối thiểu cũng phải bao gồm có vụ trụ luận và nhân sinh luận.
Đã đành triết học phải tổng hợp để nghiên cứu vũ trụ: nhưng triết học tự có mục đích, không phải chỉ là “khoa học đại cương”.
Nếu chúng ta không hiểu được vũ trụ và địa vị của con người trong khoảng “không gian vô tận và thời gian vô cùng” này thì chúng ta không thể đoán định được cứu cánh của con người “phải nên” như thế nào. Bởi vậy, hệ thống triết học tối thiểu cũng phải bao gồm có vụ trụ luận và nhân sinh luận.
Đã đành triết học phải tổng hợp để nghiên cứu vũ trụ: nhưng triết học tự có mục đích, không phải chỉ là “khoa học đại cương”.
Ngày xưa, triết gia Hy Lạo đã chia triết học làm ba phần lớn, vật lý học, đạo đức học và luận lý học. Nói theo thuật ngữ đời nay thì triết học gồm có: vũ trụ luận, nhân sinh luận và tri thức luận. Cách phân chia này tương đối hợp lý và có căn cứ lịch sử, nên được phổ biến lưu hành từ thời Platon đến thời Trung cổ và mãi đến gần đây vẫn còn giá trị.
Nay ta có thể theo đó để chia lại như sau:
Vũ trụ luận có hai phần:
- Nghiên cứu bản thể tồn tại và yếu tố chân thật của vạn hữu, gọi là bản thể luận.
- Nghiên cứu sự phát sinh, lịch sử và quy tắc của thế giới, gọi là vũ trụ luận.
Nhân sinh có hai phần:
- Nghiên cứu cái cứu cánh của con người (nhân loại học, tâm lý học,…)
- Nghiên cứu cái cứu cánh của con người phản nên như thế nào (đạo đức học, chính trị học,…)
Tri thức luận cũng có hai phần:
- Nghiên cứu tính chất của tri thức, tức là tri thức luận.
- Nghiên cứu quy phạm của tri thức, tức là luân lý học.
Nhìn vào cách phân loại trên đây, ta thấy giữa vũ trụ luận và nhân sinh luận có mối tương quan mật thiết: nhân sinh luận phải lấy vũ trụ luận làm căn bản. Dương Chu và Épicure đã xem vũ trụ là vật chất, cơ giới, nên lấy việc truy cầu khoái lạc trước mắt làm mục đích nhân sinh. Đạo gia cho rằng vũ trụ là biểu tượng của “tự nhiên”, nên chủ trương thuận theo tự nhiên là tốt, trái lại là xấu. Phái theo chủ nghĩa lãng mạn trong triết học Tây phương cũng có tư tưởng gần như thế. Xem đó đủ biết các môn phái triết học có nhân sinh luận không giống nhau là vì có vũ trụ luận khác nhau. Vì lẽ ấy, triết gia muốn thực hiện một xã hội lý tưởng phải tổng hợp khoa học để nghiên cứu vũ trụ.
Có nhiều triết gia đã do tri thức luận chứng thành vũ trụ luận như Berkeley và Kant. Có người nghiên cứu nhân sinh mà liên quan đến tri thức luận như Locke và Hume. Vậy, vũ trụ luận, nhân sinh luận và tri thức luận ba phần “không thể thiếu được” của triết học. Kinh Dịch đã gồm đủ ba phần ấy.
Để giúp độc giả hiểu được một phần trọng yếu của Kinh Dịch, Ông Nguyễn Hữu Lương, Giáo sư đại học văn hóa Sài Gòn và Huế, đã tốn nhiều công phu biên soạn cuốn “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông Phương”. Kinh Dịch có vũ trụ luận hợp với khoa học, nhân sinh luận hợp với hòa bình và công lý, tri thức luận sáng sủa và vững vàng. Biện chứng pháp của Kinh Dịch đáng được chú ý hơn cả biện chứng pháp của Hegel mà Félicien Challaye đã phê bình rất đúng: “Phương pháp cách mạng, hệ thống bảo thủ”.
Vẫn biết vũ trụ quan và nhân sinh quan của Kinh Dịch không thể tách rời nhau, nhưng trong sách này, mặc đầu nhan đề là “Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông Phương”, tác giả vẫn có đề cập đến nhân sinh quan và biện chứng pháp.
Đây là một việc làm đáng tán tưởng trong lúc nhân loại đang tàn sát lẫn nhau vì tranh giành quyền lợi.
Trích: Mấy lời thanh khí
-Giáo Sư Bửu Cầm-
Quý vị mua sách tại Tủ Sách Cổ Xưa nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Xin chân thành cảm ơn!n!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.