Tuyệt đại đa số nhân dân ta có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời. Mỗi dân tộc anh em đều có những hình thức tín ngưỡng mang nét đặc sắc riêng của mình. Truyền thống này còn gắn bó chặt chẽ với các sinh hoạt văn hoác mang đậm bản sắc dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán và lễ hội dân gian trên khắp mọi miền đất nước.
Chúng ta đều biết, phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một dân tộc, hay của một nước. Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổ tiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, phong tục trong việc cưới, việc tang.
Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong một nướC, mỗi phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng.
Những thái độ hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý trở thành một thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân, hoặc một khối cộng đồng trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc thường gọi là tập quán – tức thói quen. Thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho những người đời sau tuân theo một cách không tự giác. Những tập quán có tính chất xã hội; được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án, thường gọi là tục lệ hay phong tục.
Phong tục tập quán là một phạm trù rộng lớn, nó bao hàm mọi khía cạnh trong đời sống của con người.
Là sản phẩm của xã hội, phong tục tập quán được sinh ra từ các mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên (trời, đất, núi, sông, nước, lửa, cây cối); giữa người với người như giao tiếp, ứng xử; giữa người với lao động sản xuất như cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, thời vụ. Từ tất cả các mối quan hệ đó, con người rút ra những kinh nghiệm để sống, để hào hợp với tự nhiên, lợi dụng tự nhiên để phục vụ cho con người, để con người tồn tại và phát triển.
Có thể nói, phong tục tập quán có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống con người. Từ các tập tục, lễ tiết, vòng đời của mỗi cá nhân: Từ sinh nhật, việc cưới, việc tang; từ ngày hội cổ truyền đến ngày hội mới. Từ những nghi lễ thờ cúng Thánh hoàng làng, các nhân vật lịch sử, thánh Mẫu cho đến thờ cúng Tổ tiên.
Nội dung sách bao gồm:
Chương 1: Các Tôn Giáo Tiêu Biểu Tại Việt Nam
Chương 2: Tín Ngưỡng Dân Gian Việt Nam
Chương 3: Nghi Lễ Vòng Đời Người
Chương 4: Lễ Tiết Trong Năm
Chương 5: Mê Tín Và Mê Tín Dị Đoan
Chương 6: Lối Sống – Nếp Sống Và Các Lĩnh Vực Khác
Quý vị mua sách tại Tủ Sách Cổ Xưa nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Xin chân thành cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.