Cổ dịch Huyền không học là môn học vấn kết hợp giữa phân bố Cửu tinh, Lạc thư với hình thái địa lý tự nhiên để chọn được một môi trường tốt nhất. Cơ sở lý luận của môn học là Dịch học hậu thiên kết hợp với sự phân bố của khí trường, còn căn cứ khách quan là địa lý tự nhiên của môi trường. Mục đích nghiên cứu của môn học là nhằm giúp mọi người chọn được môi trường ở tốt nhất, từ đó làm thân thể khoẻ mạnh, tinh lực dồi dào, tìm được điều tốt, tránh được điều xấu, đem lại lợi ích cho xã hội…
Xưa nay khi xây nhà ở, người ta luôn mong tìm được một môi trường tốt đẹp và thiết kế kết cấu nhà ở sao cho sử dụng được tiện lợi, nhằm đạt được thân thể khoẻ mạnh, cuộc sống hài hoà, xã hội phồn thịnh. Vì vậy mà mọi người luôn học hỏi hoặc tìm tòi những tri thức và lý luận liên quan đến vấn đề này. Địa lý học cổ đại từ đó mà ra đời. Trong dân gian thường lưu hành rộng rãi các môn địa lý học tam hợp, địa lý học bát trạch, địa lý học huyền không tiên thiên và địa lý học phí tỉnh, v.v.. Cổ dịch học huyền không là môn địa lý học bí truyền từ rất lâu đời, người được truyền thụ rất ít, vì vậy môn này ra đời rất muộn. Tương truyền ban đầu do Quách Phác đời nhà Tấn đưa ra, về sau qua Dương Duân Tùng đời Đường, Tường Đại Hồng cuối đời Minh. Ngô Cảnh Loan đời Tống, mãi đến Thẩm Trúc Nhưng cuối đời Thanh mới lan truyền ra công chúng, được nhiều người biết đến. Môn học vấn này có ba đặc điểm :
- Thứ nhất, lấy lý luận Dịch học hậu thiên bát quái làm cơ sở.
- Thứ hai, lấy phương pháp sắp xếp sao làm phương pháp chủ yếu. Thứ ba, lấy phân bố khí trường và môi trường tự nhiên làm căn cứ. Trong đó phép sắp xếp sao là đặc trưng lớn nhất của môn học vấn này và cũng là đặc điểm khác biệt căn bản với các học phải khác.
Môn học vấn này tính lý luận rất cao, thao tác rất linh hoạt, nên còn được gọi là “Hoạt dịch học”. Về mặt lý luận mà nói, nó lấy “Khỉ” và “Khí trường” làm phạm trù cao nhất, không hề bàn đến “quỷ”, “thần”. Người ta cho rằng “quỷ”, “thần” chẳng qua chỉ là sự tụ hay tản của khí. Dương khí tụ là “thần”, âm khí tụ là “quỷ”, âm dương hoà hợp là “người”. Ngoài ra còn cho rằng cái mà người đời gọi là cát hay hung đều do sự biến đổi âm dương và quan hệ sinh khắc ngũ hành mà tạo nên. Sự biến đổi âm dương và quan hệ sinh khắc ngũ hành là dựa vào sự tồn tại của khí trong môi trường tự nhiên. Cổ dịch Huyền không học chính là nghiên cứu quy luật biến đổi hai khí âm dương trong môi trường tự nhiên và quan hệ sinh khắc của chúng, khiến cho người ta hiểu rõ những quy luật đó và lợi dụng chúng để tìm được điều tốt, tránh được điều xấu, giúp cho mọi người trong nhà được yên ổn, khoẻ mạnh. Về thao tác người ta dùng la bàn làm công cụ, lấy sự sắp xếp cửu tỉnh, Lạc thư để xác định lý khí; lấy bố cục sông, núi, địa hình của tự nhiên làm căn cứ, kết hợp cả hai mặt để xác định sự vượng suy. Nếu vận dụng thuần thục thì vô cùng linh hoạt, vừa cản lý khí, vừa không được cứng nhắc rập khuôn theo lý khí; vừa cần đến môi trường nhưng lại không được quá sa đà vào môi trường. Tất cả cần phải xuất phát từ thực tế để xác định cát, hung của chỗ ở
Chính vì Huyền không học là môn học vấn có tính lý luận rất mạnh và tính thực tiễn khách quan rất cao cho nên nó không hề có gì là suy đoán và mê tín. Sự ứng dụng của nó không hề có tính cầu xin quỷ thần, cũng không mang tính chất bói toán, mà hoàn toàn là một quá trình kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Nó có tính khoa học hay không đó là vấn đề phải được chứng minh bằng thực tiễn. Tác giả cho rằng : tính khoa học chính là sự kết hợp giữa thực tiễn và lôgic. Nếu lý luận cổ dịch Huyến không học phù hợp với lôgic, thao tác phù hợp với thực tế thì tối thiểu nó có tính khoa học, do đó có tính tổn tại. Ngược lại nếu lý luận của nó không hợp với logic, thao tác của nó mang tính suy đoán thì nó không có giá trị tồn tại.
Đương nhiên với tư cách là một môn học vấn, nhất là môn học vấn ấy lại lấy Dịch học cổ đại làm cơ sở thì vừa có mặt là chân lý nhưng cũng khó tránh khỏi tính hoang đường. Nếu khuếch đại tính chân lý của nó thì sẽ thiếu độ tin cậy, còn nếu cho rằng nó hoàn toàn là hoang đường thì sẽ rơi vào chủ nghĩa dân tộc hư vô, phủ định tỉnh thần sáng tạo của tổ tiên xưa. Vì vậy cả hai thiên hướng đều không nên chọn. Thái độ chính xác nhất là “đãi cát lấy vàng”, “gạn lọc tỉnh hoa, vứt bỏ cặn bã”. Tất cả đều phải lấy thực tiễn kiểm nghiệm làm tiêu chuẩn, đúng thì kiên trì, sai thì sửa đổi, chỉ có thể môn học vấn đó mới có ý nghĩa tổn tại.
Quý vị mua sách tại Tủ Sách Cổ Xưa nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Xin chân thành cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.