Sự tìm tòi của các nhà hiền triết Trung Quốc đối với thiên thời bắt nguồn rất sớm từ phát minh thuật bói rùa.
Thời đại thần quyền tiền sử, bộ lạc sớm nhất của dân tộc Trung Hoa đã từng sống cả một miền dọc theo sông Hoàng Hà đến tận Tây phần tỉnh Sơn Đông thuộc miền đông trung du sông Vị. Trong cuộc sống đánh cá và săn bắt, họ bắt đầu tìm hiểu đối với tự nhiên.
Có quá nhiều nghi vấn đối với sự biến đổi của tự nhiên nên đã có một số thuật sĩ đi tìm những điều bí ẩn đó xuất hiện. Những thuật sĩ thông minh có nhiều hiểu biết và tâm đắc đối với sự vật, đã dự đoán sự biến đổi khí hậu thiên nhiên có độ chuẩn xác nổi bật do đó đã giành được sự tin cậy và tôn sùng của mọi người trong bộ lạc. Cuối cùng, chính họ và cả phương pháp quan trắc của họ đã được nêu lên và cố định trở thành những ông quan văn hóa cổ xưa nhất trên vùng đất hoang thổ này.
Công cụ các thuật sĩ sử dụng khá đơn giản, chỉ là một con rùa đen. Rùa đen là loại động vật biết bò, thân rùa dẹt phẳng, trên mai rùa có một lớp vỏ cứng màu nâu đen, phía trên mặt là những hoa văn. Rùa đen không những có thể hoạt động trên đất cạn mà còn có thể sống ở dưới nước.
Sự trọng thị đối với rùa đen, xuất phát từ hai nhận thức : một là rùa đen có năng lực hoạt động cả trên cạn và dưới nước, so với các loại động vật khác nó tỏ ra có khả năng nổi bật, nên đã được những người đánh cá và săn bắt ngưỡng mộ, sùng bái; hai là những hoa văn trên mai rùa đã làm cho các thuật sĩ ngạc nhiên mãi không thôi. Họ cho rằng những hoa văn này tượng trưng cho một loại ý chỉ của trời.
Trong lòng người bộ lạc nguyên thủy, sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên và mọi hoạt động của xã hội loài người đều chịu sự chi phối của một sức mạnh nào đó. Do đó họ đã sáng tạo ra Thượng đế, một sự sáng tạo vừa vĩ đại vừa ngu xuẩn.
Các hoa văn trên mai rùa được họ cho là sách của Thượng đế, nên đã từng có một loạt người chuyên nghiên cứu mai rùa.
Chính sự nghiên cứu mai rùa đã sản sinh ra nền văn hóa Trung Quốc. Các hoa văn trên mai rùa sau khi chỉnh lí lại đã hình thành chữ viết tượng hình sớm nhất của Trung Quốc.
Ý chỉ của Thượng đế về sau được diễn biến thành Thiên mệnh. Thủ lĩnh của bộ lạc liền trở thành nguời làm việc theo lệnh trời, cho nên những việc họ làm đều là những việc Thượng đế bảo họ làm như thế.
Bói rùa cũng như Sử, Phệ, Chúc (lời khấn) đều đứng ra làm việc nối liền công việc giữa thần linh và con người. Các thuật sĩ bói rùa không những có thể suy đoán khí hậu thiên nhiên mà còn có thể xem được các điều lành dữ. Từ những việc lớn như sự tồn vong của bộ lạc, đến việc nhỏ như cát hung của mỗi cá nhân, không việc gì là không xem và bói toán cả.
Nghe nói, mọi khi trong bộ lạc có sự kiện trọng đại nào xảy ra thì thủ lĩnh của bộ lạc đều phải triệu tập toàn bộ người trong bộ lạc lại, sau đó đốt mai rùa để xem bói lành dữ.
Bốc từ đã ghi : Đế lệnh vũ túc niên ? Đế lệnh vũ phất kĩ túc niên ? Chính là xem tình hình mưa gió và thu hoạch. Lại như : phạt cát phương, Đế thụ phạt hựu? Chính là dùng mai rùa để xem phương hướng tốt để đem quân di đánh nhau, để giành được thắng lợi.
Những ví dụ loại này còn rất nhiều. Ngày nay chúng ta nhìn lại xem chừng rất ấu trĩ, nhưng trái lại lại bày tỏ sự tìm tòi của con người đối với sức mạnh siêu nhiên nằm ngoài khả năng của mình.
Sức mạnh siêu nhiên mà về sau này nói đến chính là Thiên thời. Nó là một loại công năng kết cấu, các nhà triết học gọi nó là tính tất yếu. Từ sự hiểu biết và lí giải tính tất yếu, có thể nhìn thấy trình độ trí tuệ của một bộ lạc hoặc một cá nhân. Sự phát minh ra bốc phệ, với khoa học ngày nay thật ra không thể xem là việc làm cao siêu, nhưng ít nhất nó cũng đã chứng minh các nhà hiền triết cổ Trung Quốc đã có tài trí tương đối thông minh.
Quý vị mua sách tại Tủ Sách Cổ Xưa nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Xin chân thành cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.