300 Bài Thơ Đường – Hành Đường Thoái Sĩ
Thơ Đường là một hiện tượng thi ca đặc biệt được cả nền và đỉnh. Kéo dài suốt từ thời nhà Đường, từ khi Đường Cao Tổ Lý Uyên dựng triều đại, cho đến khi nhà Đường mất, ròng rã ba trăm năm (618 – 907). Số lượng có tới hàng vạn bài thơ của khoảng hai nghìn ba trăm nhà thơ… Cái nền vĩ đại ấy, lại có những thi hào nổi danh trở thành những danh nhân thế giới như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… Một phong trào thơ, mở đầu và phát triển, luôn luôn có những tên tuổi mới, vượt trội lên. Phong cách của những nhà thơ nổi tiếng của đời Đường rất đa dạng: Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Trần Tử Ngang, Cao Thích, Lý Thương Ẩn, Trương Tịch… Thơ của họ đã rất khác nhau, nói chi đến Lý Bạch và Đỗ Phủ. Đề tài thể hiện từ những sinh hoạt xa hoa quy tộc, đến cảnh nghèo túng nhất của dân chúng, cảnh đời, cảnh tiên, cảnh thiền, núi non, sông nước, trận mạc, biên tái, hoa cỏ, rất phong phú: ở tài thơ này với tài thơ khác, một đề tài lại có vẻ đẹp chung, những phong vị riêng.
Nhiều bài thơ hay đã được lưu truyền hàng ngày năm nay, không những ở trong nước mà đã vượt ra ngoài nước. Thơ đã là một quy định trong thi cử… Thơ Đường có ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá Trung Hoa, với các nước láng giềng.
Di sản đồ sộ và tinh hoa của thơ Đường đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Trung Hoa và là một trong những điểm sáng rực rỡ của văn hoá nhân loại.
Toàn bộ tập thơ có 313 bài, (Tam bách thủ của Trần Trọng Kim có 336 bài), gồm 8 quyển, xếp theo thể loại cổ thi, luật thi và thơ tuyệt cú, ngũ ngôn và thất ngôn. Cái hay của tập này là các soạn giả tách riêng phần Nhạc phủ, coi như một thể loại không để lẫn với cổ thi, luật thi và tuyệt cú như các tập trước. Đó là một quan điểm đúng. Để như thế, người đọc thấy được Nhạc phủ ra đời trước thơ luật và vốn là lời của những khúc hát xưa. Các nhà thơ Đường, đôi lúc đã vận dụng nó khá sáng tạo. Chẳng hạn ba bài Thanh Bình điệu, chính là Nhạc phủ chứ không phải tuyệt cú luật. Đường Huyền Tông trong một đêm vui thưởng hoa cùng Dương Quý phi, đã sai người triệu Hàn lâm học sĩ Lý Bạch về để viết ngay tại chỗ. Lúc ấy ông còn đang say! Ông viết ngay và được Lý Quy Niên, một nhà tác khúc cũng là danh cầm đã phổ nhạc luôn, hát hầu vua và Dương Quý phi.
Mục lục:
Lời người dịch
Thơ Đường và các thể loại
Phàm Lệ
Ngũ ngôn cổ thi
Trương Cửu Linh (678 – 740)
Cảm ngộ (bài 1)
Cảm ngộ (bài 2)
Lý Bạch (701 – 762)
Há Chung Nam sơn quá Hộc Tư Sơn Nhân túc chi tửu
Nguyệt hạ độc chước
Xuân tứ
Đỗ Phủ (712 – 770)
Vọng nhạc
Tặng Vệ bát xử sĩ
Giai nhân
Mộng Lý Bạch (2 bài)
Vương Duy (701 – 761)
Tống Kỳ Vô Tiềm lạc đệ hoàng hương
Tống biệt
Thanh khê
Vị Xuyên điền gia
Tây Thi vịnh
Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740)
Thu đăng Lan Sơn ký Trương Ngũ
Hạ nhật Nam đinh hoài Tân Đại
Túc Nghiệp sư sơn phòng đãi Đính Đại bất chí
Vương Xương Linh (690 – 757)
Đồng tòng đện Nam Trai ngoạn nguyệt
Khâu Vị (648 – 798)
Tầm Tây Sơn ẩn giả bất ngộ
Kỳ Vô Tiềm (692 – 749)
Xuân phiếm Ngược Gia khê
Thường Kiến
Túc Vương Xương Linh ẩn cư
Sầm Tham (716 – 770)
Dữ Cao Thích Tiết Cứ đăng Từ ân tự phù đồ
Nguyên Kết (719 – 772)
Tặc thoái thị quan lại
Vi Ứng Vật (737 – 789)
Quận trai vũ trung dữ chư văn sĩ yến tập
Sơ phát Dương tử ký Nguyên Đại hiệu thư
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.