Sách: CỔ KIM CÁCH NGÔN
————
Kim Cổ Cách Ngôn của soạn giả Lương Văn Can (1854-1927), một chí sỹ yêu nước, tên tự là Ôn Như, hiệu Sơn Lão, quê ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội.
Cuốn sách 128 trang kể cả lời tựa, tập hợp CLII (152) “cách ngon của thánh hiều Âu, Á, Mỹ, dịch làm quốc văn, trước biên chữ nho, sau biên chữ quốc ngữ, lại biên chữ một ở dưới, rồi mới dịch hết đại ý để cho người ta ai cũng hiểu được…?
Những tư tưởng, bài học, triết lý được chắc lọc được chắc lọc từ tinh hoa văn hóa nhân loại đề cập đến nhiều phạm trù khác nhau. Những điều Lương Văn Can đề cao và muốn trao gửi đến người đọc vừa mang tính truyền thống lại vừa hiện đại. Đặc biệt, đạo đức kinh doanh, triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nhân được ông dành nhiều tâm huyết và dung lượng trong tác phẩm của mình.
Những cách ngôn về đức cần, kiệm, trung thực, độc lập suy nghĩ, biết chớp thời cơ, không bỏ qua việc nhỏ, chấp nhận thử thách, coi trọng tín nghĩa, danh dự và thời gian,… đến cách tạo vốn, sử dụng vốn và phương thức kinh doanh được ông chọn lựa và chú giải và thật là sâu sắc. Có thể dẫn ra một số ví dụ tiêu biểu: “Vô tài phi bần, vô nghiệp vi bần” được ông giải nghĩa dễ hiểu là “không có của không phải là nghèo, chỉ không có nghề nghiệp mấy (mới) là nghèo” (trang 8). Ông cũng khuyên “tư dục đắc lợi bất như tỉnh phí” (nghĩ muốn được lời chẳng bằng bớt phí, trang 16). Đặc biệt, ông cho rằng “tín dụng tức tư bản” (có tín nghĩa để người ta tin dùng, tức là vốn liếng ở đấy, trang 19)…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.