Ông Thương Hiệt, đời vua Phục hy nước Tàu, chế ra văn tự, chữ Hán mới bắt đầu ra đời. Các đời sau theo nguyên tắc ấy bày ra nhiều thư pháp khác nhau mà thứ chữ chân phương thông dụng hơn hết. Đến nay vì lâu ngày quá, tại bị phong triều tân học chi phối, chữ Hán kẻ để ý đến, cách viết phần nhiều sai hẳn nguyên tắc.
Nước ta chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu đã lâu đời. Chương trình học vụ ngày nay, món học Hán văn còn cần thiết.
Theo luật tự nhiên, bất kỳ thứ chữ gì, muốn học cho thấu hiểu, nước bước đầu tiên là phải viết cho đúng cách thức. Ông Hồ Triệu Khanh đã từng ở trong giáo giới lâu năm, hiểu thấu chỗ ấy, mới soạn ra tập “Hán tự chân thư sơ biên” chỉ rõ thế nét, dạng chữ và bộ phận kết cấu trước sau, tham hợp các thư pháp trung tẩy để dần đường cho kẻ sơ học tập viết dễ hiểu và dễ nhớ, theo quy củ đó mà học tập, chắc khỏi sai lầm, tưởng có bổ ích được nhiều.
Tập này chỉ dạy về luật chung thư pháp, còn như “tâm chính bút chính” cốt tại nơi người.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.