Lục Hào Quái Lệ Thuyết Chân – Vương Hổ Ứng
Kỹ thuật dự đoán Lục Hào nâng cao
Phương pháp mở rộng tư duy khi luận đoán quẻ dịch
Tiết lộ lý luận và kinh nghiệm đoán quẻ của bậc thầy Vương Hổ Ứng
Quẻ do ai đến gieo?
Tiến Thoái Biện Nghĩa
Nguyệt Phá Biện Nghĩa
Xung Hợp Biện Nghĩa
Bí Mật của Phi Phục
Phản Phục Biện Nghĩa
Sau khi hoàn thành “Lục Hào Dự Trắc Tật Bệnh Tân Thám”, tôi dự định sẽ tạm dừng bút để tiếp tục đi sâu vào nghiên cứu lục hào. Tuy nhiên, các vị Dịch hữu gửi thư về tới tấp, họ nói rằng cuốn sách đó đã giúp cho họ nâng cao trình độ dự đoán rất nhiều, hy vọng tôi có thể viết thêm một tác phẩm lục hào có tính toàn diện và hệ thống hơn, thế là tôi đã nảy ra ý định viết cuốn sách này.
Các ví dụ được trích dẫn trong sách đều là những nghiệm chứng thu được từ trong thực tiễn. Thông qua những ví dụ này, tôi muốn tiết lộ lý luận và kỹ thuật dự đoán của lục hào, từ đó có thể mang lại nhiều gợi ý hữu ích cho mọi người. Vì vậy, khi lựa chọn quẻ làm ví dụ, tôi cố gắng không sử dụng trùng lặp, nội dung dự đoán cũng cố gắng liên quan đến mỗi phương diện, chẳng hạn như đoán thời tiết, hôn nhân, tài vận, đoán vật bên trong, bệnh tật, thi cử, phong thủy, khám phá vũ trụ, tính cách, nghề nghiệp, xuất hành, thi đấu, tìm người, tìm vật, kiện tụng vân vân. Tôi viết cuốn sách này chỉ là muốn cung cấp cho mọi người một vài tư duy đoán quẻ. Đối với mỗi chuyên mục dự đoán, chẳng phải vài ba câu là có thể nói rõ, nếu muốn giảng giải chi tiết thì sợ rằng nội dung của mỗi mục đều có thể viết thành một cuốn sách, do vậy mà không thể chu toàn.
Tôi cho rằng, mấu chốt để nắm vững phương pháp đoán quẻ là mở rộng cách tư duy. Khi tư duy được mở rộng, tình huống chưa từng gặp phải cũng có thể phân tích được. Nếu học vẹt các khẩu quyết thì trong thời gian ngắn không thể nâng cao kỹ thuật đoán quẻ, có một số khẩu quyết sợ là trong nhiều năm cũng không gặp được quẻ tương ứng, thế thì đi nghiệm chứng tính thật giả và tỷ lệ chính xác của nó để làm gì? Hơn nữa, thậm chí có một số khẩu quyết là sản phẩm bịa đặt, hoàn toàn không phù hợp với quái lý, sợ là người dự đoán cả đời cũng không gặp phải tình huống đó. Vì vậy, khi đọc sách, bất kể là sách do tôi viết hay là các sách dự đoán khác, mọi người cố gắng đặt trọng tâm ở tư duy giải quẻ, như vậy mới có thể giúp nâng cao trình độ dự đoán của bản thân.
Có rất nhiều tác phẩm cổ điển viết về lục hào, trong đó giải thích nhiều thứ chưa hẳn đều là chính xác, nếu rập khuôn theo những nội dung trong đó thì trình độ của chúng ta rất khó được nâng cao.
Ví dụ như “Bốc Phệ Toàn Thư”. Trong chương Bệnh tật của sách này viết rằng: “Hỏa Quỷ xung Tài, thượng lâm tắc ẩu nghịch đa thổ”, hơn nữa còn giải thích một cách hùng hồn rằng: “Hỏa tính viêm thượng; Tài chủ ẩm thực. Vì vậy, khi xem bệnh mà gặp hỏa Quỷ động: Trong khắc Tài ngoài. Tất là nôn mửa; nặng thì ăn vào lại lộn trở ra….” Tác giả viết sách này lại không nghĩ đến đạo lý là chỉ có hào Tài sinh Quan Quỷ, Quan Quỷ không thể xung khắc hào Tài, huống hồ hỏa Quỷ ?
Lại ví dụ như “Bốc Phệ Chính Tông”, trong chương Hà tri có viết: “Sao biết nhà người bị mất trâu ? Sửu Quỷ lâm Không tại ngũ hào”, ý là chỉ cần trong quẻ hào 5 Quan Quỷ Sửu thổ bị Không Vong thì có thể đoán nhà người này bị mất trâu. Tại sao vậy? Lý do là theo phân hào đoán pháp thì hào 5 là trâu, Sửu lại biểu thị trâu, Quan Quỷ chủ đạo tặc, bị Không biểu thị mất. Tác giả lại không chịu nghĩ rằng Sửu thổ hoàn toàn không được xếp đặt ở hào 5!
Lại ví dụ như “Dịch Ẩn”, trong chương nói về quan hệ vua tôi, lấy hào 5 làm thiên tử, hào 4 làm công khanh đại thần, đem khái niệm này chụp vào trong quẻ, nói rằng “Hào 4 sinh hợp hào 5, thành thật báo chủ. Hào 5 trì Phụ động khắc hào 4, không thuận tai vua.” Tác giả lại không biết rằng trong 64 quẻ chỉ có hai tình huống là hào 4 khắc hào 5 hoặc hào 5 sinh hào 4, quy luật nói trong sách hoàn toàn không thể đứng vững được. Loại khẩu quyết đoán quẻ như thế này trong sách còn rất nhiều, nếu một người học Dịch khi đọc sách không thể phân biệt được đúng sai của những khẩu quyết này, một mực học thuộc lòng, cho dù có thuộc làu tất cả các sách lục hào cổ điển, trình độ đoán quẻ có thể nâng cao được bao nhiêu?
Đương nhiên, những gì tôi nói chưa hẳn đã là chân lý tuyệt đối, trong thực tiễn cũng có khi đoán sai quẻ, nhưng ít nhất những nội dung mà tôi nói đến đều là sự thật, đều là những thứ tôi được nghiệm chứng nhiều lần trong thực tiễn. Tôi cho rằng, Kinh Dịch là một môn học kinh nghiệm, đồng thời cũng là một môn huyền học. Chỉ có thông qua linh cảm của bản thân, không ngừng suy nghĩ và giác ngộ, chúng ta mới thể phát hiện thêm quy luật, mới có thể đoán quẻ ngày càng chính xác hơn. Mục đích căn bản nhất của cuốn sách này chính là giúp cho trình độ dự đoán của mọi người có được một bước nhảy về chất lượng.
Khi xem sách này, nếu mọi người gặp phải một số nhận định cảm thấy khó hiểu, xin tự mình suy đoán và giác ngộ, bởi vì có một số quẻ liên quan đến “lục hào di thần biện hào pháp” có trình độ sâu hơn, mà phương pháp này lại là một hệ thống rất lớn, chỉ vài ba câu thì không thể nói rõ, khi nào có cơ duyên tôi sẽ trình bày.
Vương Hổ Ứng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.