Bất cứ ngôn ngữ nào cũng phải trình bày theo một quy ước chung để khi nói hoặc viết ý nghĩa được diễn đạt rõ ràng, có thể gọi đó là ngữ pháp. Thế nhưng khi ngôn ngữ quá quen thuộc dường như quy ước ấy chẳng cần thiết, dù vậy vẫn được sử dụng một cách âm thầm, nếu không thì làm sao hiểu được. Hán cổ cũng không ngoại lệ!
Trong phạm vi nghiên cứu Phật học Hán tạng, các bậc Tôn Túc đã dày công phiên dịch những bộ kinh lớn song kho tàng kinh điển chữ Hán đồ sộ, rất cần những ai nắm được chìa khóa đi vào, chọn lọc chuyển ngữ thêm để bổ sung cho tạng kinh Việt được phong phú. Chìa khóa đó chính là ngữ pháp. Ấy vậy mà hầu như việc học chữ Hán cổ là một lối mòn gập ghềnh khó đi nên ít ai chịu dấn bước, thế là môn này đã xưa lại càng trở nên xưa hơn nữa.
Quyển sách “Ngữ pháp Hán văn” này được xuất bản năm 2008, người soạn đã sử dụng giảng dạy trong các trường Phật học, khoảng thời gian từ đó đến nay những tư liệu nào liên quan đến việc học chữ Hán nhận thấy đều tích góp bổ sung vào, cố gắng trích những câu ví dụ trong tạng kinh để tiện cho chư tăng ni nghiên đọc, mong lần tái bản này sẽ giúp phần nào cho những vị quyết tâm tìm học.
Nội dung:
Chương I:
Cách viết chữ Hán
214 Bộ thủ
Đơn vị ngữ pháp
Điểm đặc biệt trong hán văn
Sáu chức năng ngữ pháp trong câu
Chương II
Danh từ
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ thời gian
Danh từ chỉ nơi chốn
Danh từ chỉ phương hướng
Những điểm cần lưu ý về danh từ
Động từ
Ngoại động từ
Nội động từ
Động từ phán đoán
Động từ năng nguyện
Động từ xu hướng
Những điểm cần lưu ý về động từ
Số từ
Lượng từ
Đại từ
Đại từ nhân xưng
Đại từ chỉ thị
Những điểm cần lưu ý về đại từ
Phó từ
Những điểm cần lưu ý về phó từ
Giới từ
Những điểm cần lưu ý về giới từ
Liên từ
Trợ từ
Trợ từ kết cấu
Trợ từ động thái
Trợ từ ngữ khí
Thán từ
Từ tượng thanh
Kết cấu cố định thường thấy
Các dạng câu
Cách nghiên cứu hư từ
Phiên dịch tu từ
Đối liễn
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.