Cuốn sách “Thái Ất dị giản lục (Thần cơ dị số)” giới thiệu tới người đọc một số nội dung:
Tính Thái Ất trong Tuế Kế; tìm Kế thần; tìm Thiên mục – Văn xương; tìm Khách mục – Thủy kích, tìm Chủ khách; tìm Chủ khách, Đại, Tham, Tướng và ý nghĩa của Quan, Tù, Yểm, Bách, Kích; chọn Chủ, Khách và Thái Ất, tốt xấu;…
Sách Thái Ất, tương truyền do Thái Công đời Chu và Lưu Hầu đời Hán làm ra.
Xem Thái Ất có 4 phép xem. Một là Tuế Kế; để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Đó là việc của vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hóa, sửa đức giáo, xét cơ động, tình. Hai là Nguyệt Kế: để xem lành hay dữ. Đó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất mà điều hòa sự hòa hay trị. Ba là Nhật Kế: đề đo lường họa phúc trong nhân gian sử dụng cho mọi người, để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy; để cư xử ăn ở đúng với Tam Cương (3), đủ với ngũ luân. Bốn là Thời Kế : để vận trù mưu kế, sách lược; xác định về chủ, khách, thắng, thua; Đó là bậc tướng soái phải rõ; Phàm thiên văn đổi khác, các nước xung quanh động hay tĩnh; thế trận hai bên phải có tương đương hay không, xã hội bình thường hay có giặc cướp, đều dùng Thời Kế mà xem.
THÁI ẤT DỊ GIẢN LỤC
BÀI TỰA SÁCH “THÁI ẤT DỊ GIẢN LỤC ”
Hiên Viên hoàng để dẹp xong Xuy Vưu); mộng thấy Tây Vương Mẫu trao cho đạo bùa, nói: Thái Ất ở đằng trước, Thiên Ất ở đằng sau ! Nhân thế, cùng với Lực Mục lập đàn ở Thịnh Thủy để cấu, được rùa đen đem trao cho đạo bùa. Bởi vậy mới sai Phong hậu xét kỹ âm dương, tham khảo lịch sao để rõ số của trời đất. Sau đó, Thái Công, Lưu hấu suy nghiệm mà diễn giải thêm ra. Đến Khâu Tuấn đời Tống làm ra bài Đào Kim Ca(2); Các nhà nho đời Minh lại mang ra bổ chú thêm, nên sách này không còn gì uẩn khúc nữa. Xét thuyết ấy, phần nhiều nói về bình pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng hay thua, yên hay nguy. không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu họa, với phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy ! Trương Hoa làm ra sách “Thống Tôn kìm giám, thêm vào thuyết mới; Lấy 64 quẻ phối hợp vào niên vận qua các thời đại; Lấy các sao của Tam Cơ.
Ngũ phúc phối vào mệnh vận con người thì chẳng phải là khiên cưỡng, kết hợp ư ? Kinh Dịch nói: “Giản dị mà đạt được cái lý của thiên hạ, nên thiết nghĩ chẳng dám làm trái “bèn biên soạn sưu tập sách xưa, chủ yếu dựa vào “Đào kim ca* (2), tham khảo những điều chép trong sách “Vũ bị đăng đàn”; cùng với sách “Thái Ất Xuân Thu” : viết tóm lược làm 2 quyền để tiện cho việc suy nghiệm, còn những cái không thiết thực thì không chép vào đây. Bởi làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mở tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng;
Không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; làm Tể tướng mà không biết sách ấy, thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn trong triều đình ! Đó là bản ý của kẻ ngu này khi biên soạn sách. Bởi muốn làm sách đại dụng cho việc nước, để lại cho người sau; mà không phải là bàn luận hão huyền về sự tốt hay xấu, bỏi hỏi về cùng hay đạt, như kiến giải của các nhà thuật số nên mới đặt tên cho sách là “Thái Ất dị giản lục”.
Ngày lành, tháng cuối Thu, năm Bính Tuất, năm thứ 27 đời vua Cảnh Hưng nước Đại Việt.
Người Diên Hà là Lê Quý Đôn, hiệu Quế Đường, viết bài tựa.
————-
Quý vị mua sách tại Tủ Sách Cổ Xưa nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Xin chân thành cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.