Đọc Hiểu Kinh Dịch là cuốn sách đầu tiên sử dụng gần 600 đồ hình minh họa giúp bạn đọc nắm bắt được vấn đề cơ bản của dịch lý từ ý nghĩa của dịch, phần kinh, diễn biến của 64 quẻ cho tới phần dụng chiếm bốc dịch…
Cuốn sách gồm 6 chương:
-
- Chương 1: Dịch Kinh là một cuốn sách thế nào?
- Chương 2: Khái luận cơ bản về “dịch kinh”
- Chương 3: Phương pháp chiêm bốc trong “dịch kinh”
- Chương 4: Đồ giải 64 quẻ trong “Dịch Kinh”
- Chương 5: “Hệ từ” truyện
- Chương 6: Thuyết quái truyện
“Kinh Dịch” là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa mà đến nay người ta vẫn chưa biết rõ nguồn gốc, tuy đã có truyền thuyết là nó có nguồn từ các dân tộc Bách Việt vào thời các vị vua thời Thần Nông. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi. Ban đầu, “Dịch kinh” được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, “Dịch kinh” đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á Đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…
Kinh có nghĩa là một tác phẩm kinh điển, trong tiếng Hoa có gốc gác từ “quy tắc” hay “bền vững”, hàm ý rằng tác phẩm này miêu tả những quy luật của tạo hóa không thay đổi theo thời gian.
Dịch nghĩa là “thay đổi” hay “chuyển động”.
Khái niệm ẩn chứa sau tiêu đề này là rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
Giản dịch: Thực chất của mọi thực thể. Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Biến dịch: Hành vi của mọi thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
Bất dịch: Bản chất của thực thể. Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững quy luật trung tâm là không đổi theo không gian và thời gian.
“Dịch kinh” được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy. Theo nghĩa này thì ông là một nhà văn hóa, một trong Tam Hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852 2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra Bát quái là tổ hợp của ba hào. Dưới triều vua Vũ nhà Hạ, Bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ, được ghi chép lại trong kinh Liên sơn còn gọi là Liên sơn Dịch. Liên sơn, có nghĩa là “các dãy núi liên tiếp” trong tiếng Trung, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn, với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là
Tiên thiên Bát quái.
Sau khi nhà Hạ bị thay thế bởi nhà Thương, các quẻ sáu hào được suy diễn ra để tạo thành Quy tàng (còn gọi là Quy tàng dịch), và quẻ Thuần Khôn trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên. Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là Thoán hay Soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Quái từ và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu thiên Bát quái ra đời.
Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán đã tạo ra Hào từ, để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN).
Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân thu Chiến quốc (khoảng 722481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập Dực, để chú giải Kinh Dịch. Vào thời Hán Vũ Đế của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập Dực được gọi là Dịch truyện.
Cuốn sách Đọc hiểu Dịch kinh là cuốn sách đầu tiên sử dụng gần 600 đồ hình minh họa giúp bạn đọc nắm bắt được các vấn đề cơ bản của dịch lý từ ý nghĩa của dịch, phần kinh, diễn biến của 64 quẻ cho tới phần dụng chiêm bốc dich…
Trong quá trình soạn dịch khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong bạn đọc gần xa chỉ bảo để cuốn sách tái bản lần sau được hoàn thiện hơn.
NHÀ XUẤT BẢN THỜI ĐẠI
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.