Dịch học ngũ Linh chính là một trong những phương pháp vận dụng Dịch. Ngũ Linh Dịch học ẩn tàng quá lâu ở chốn thâm cung nay khai diện ở đây cực sáng trong, cực tường tận nhằm đến sự lợi cho người học Dịch và dụng Dịch, không làm cho “huyền học” lại càng “huyền học“.
Đặc biệt trong sách người học Dịch được tương kiến 64 Dịch tự của 64 quẻ Dịch, những Dịch tự nhiều hàm chứa, nhiều gợi suy. “Đạo Dịch biến động không thường, cốt ở người ta suy biết mà thôi” cộng thêm Dịch học Ngũ Linh lại là môn gồm thâu các môn phái Dịch học, “kẻ học Dịch nên ghi chỗ đó…“.
Lời trong sách này bảo rằng: “người ta hễ biết thì nghĩa khinh trọng, thì có thể học được Kinh Dịch“, nay xin mạn phép bàn thêm: học Kinh Dịch để hiểu thấu lẽ trọng khinh…
——————–
Mục lục
Lời tựa
Lời nói đầu
Chương 1:
Nền tảng lý thuyết Dịch học.
Tổng quan về Dịch học.
Tóm tắt những quy luật cơ bản của triết học phương Đông ứng dụng trong Dịch học.
Tóm tắt các ứng dụng của Hà đồ, Lạc thư trong Dịch học.
Chương 2:
Phương pháp lập quẻ ngũ linh.
Xác lập quẻ đơn Hậu thiên.
xác lập quẻ đơn Tiên thiên.
Thành lập quẻ Ngũ linh.
Xác lập quẻ Hỗ, quẻ Biến.
Hoán thời pháp.
Chương 3:
Luận quẻ theo chủ tinh và tượng quẻ.
Mối tương quan giữa Thể và Dụng.
Tương quan Gốc, Hỗ, Biến.
Tương quan Khí quẻ.
Ý nghĩa của bát quái trong Tam Tài (Thiên Địa Nhân).
Ý nghĩa của Bát quái với kiến trúc dương cơ.
Quan hệ đối ứng của Bát quái với ngoại quan.
Thập thiên tinh và Thập nhị cung: tính chất, lý tính, mối quan hệ.
Nguyên lý chủ đạo việc lậu quẻ theo Chủ tinh và tượng quẻ.
Chương 4:
Quẻ Dịch giản luận
Quan hệ Lục hào và Thế, Ứng
Phân định thượng hạ thứ tự 64 quẻ Dịch
Sáu mươi tư quẻ giản luận
Du hồn, Quy hồn
Đinh Trường An –
Tôi rất hài lòng với nội dung cuốn sách. Tác giả đã giải thích các khái niệm một cách rõ ràng và sâu sắc. Đặc biệt, các phần về ứng dụng thực tiễn rất hữu ích cho công việc nghiên cứu của tôi.