Phong tục thờ cúng của người Việt rất đa dạng và phong phú: Thờ Phật, thờ thánh thần, thờ anh hùng có công với đât nước, thờ ông bà tô tiên,…
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm và hình thành nhiều trường phái khác nhau nhưng đều có điểm chung là thờ Phật và hướng con người đến việc tu tập để thoát khổ và giác ngộ. Thờ cúng Tôn thần là nghi thức thể hiện niềm tin và sự kính trọng các vị Tôn thần để thấy mình nhỏ bé trước tự nhiên, qua đó phấn đấu nhằm cải tạo tự nhiên, giúp chúng ta có cuộc sống tốt hom. Thờ cúng gia tiên là nghi thức quan trọng giúp giáo dục đạo hiếu trong gia đình, qua việc thờ cúng tổ tiên chúng ta tưởng nhớ và ghi tạc ân đức của những người thân đã mất trong gia đình, tưởng nhớ công lao sinh thành, công dưỡng dục, qua đó giáo dục đạo hiếu và sự hiếu thuận của con cháu đối với người còn sống. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống đẹp của người Việt. Việc chăm chút không gian thờ cúng thần linh – gia tiên trong mỗi gia đình thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Trong đó, việc thờ cúng những người đã mất (gia tiên) trong dòng họ là rât quan trọng, bởi khi mât thì hồn lìa khỏi xác, thần xác lưu giữ gen di truyền (sóng sinh học), linh hồn vẫn còn lưu giữ ý chí, tư tưởng, tâm tư của người mất và thông qua khói hương để kết nối tư tưởng người đang sống. Việc thể hiện ý niệm từ tâm ý thành lời giúp ta đạt được những mong nguyện trong cuộc sổng.
Tác giả biên soạn “Hướng dẫn nghi lễ tại gia” nhằm cung cấp tới quý độc giả cách sắm lễ, hành lễ và văn khấn trong những ngày lễ quan trọng của năm để có thể thực hành đáp ứng nhu câu tâm linh của quý vị, độc giả.
Sách có tổng 36 bài văn khấn cùng nghi thức sắm lễ cho từng ngày quan trọng trong năm:
Lễ ngày rằm mùng 1
Lễ tạ thần cuối năm
Lễ tạ táo cuối năm
Lễ tạ mộ cuối năm
Lễ tạ gia tiên cuối năm – cúng tất niên
Lễ giao thừa trong nhà
Lễ thái tuế ngoài sân
Lễ mùng 1,2,3 tết
Lễ hóa vàng
Lễ tết nguyên tiêu
Lễ tết hàn thực
Lễ tết thanh minh
Lễ tết đoan ngọ
Lễ rằm tháng 7
Văn khấn chúng sinh
Văn lễ sử dụng khi phóng sinh
Lễ tết trung thu
Lễ giải xá ban thờ thần tài
Lễ an vị bát nhang ban thờ thần tài
Văn khấn thần tài hàng ngày
Lễ giải xá ban thờ thần linh – gia tiên
Lễ an vị bát nhang ban thờ thần linh – gia tiên
Lễ hạ giải nhà
Lễ động thổ
Lễ trấn trạch nhà
Lễ đổ mái các tầng
Lễ cất nóc
Lễ nhập trạch
Lễ đặt vật phẩm phong thủy
Lễ tu tạo sửa chữa nhà cửa
Lễ tạ sau khi sửa nhà cửa xong
Lễ mở hàng đầu năm
Lễ khai trương
Lễ đài giếng, lấp giếng
Đào lấp công trình ngầm
Lễ cúng giỗ gia tiên
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.