Ngư Tiều Vấn Đáp Y Thuật (Ông Ngư, ông Tiều hỏi đáp về thuật chữa bệnh) là truyện thơ dài của Nguyễn Đình Chiểu kể về hai nhân vật chính Bào Tử Phược và Mộng Thê Triền. Vì gặp cảnh nước mất nhà tan mà cả hai ở ẩn làm ngư, làm tiều, sau đó gặp được Đạo Dẫn, Nhập Môn và Kì Nhân Sư truyền cho y thuật trị bệnh cứu đời.
Với 3644 câu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp cốt để dạy cách làm thuốc chữa bệnh, tập trung vào các phần: mạch, chế dược, vận khí, thương hàn, sản phụ, nhi khoa,…
Qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu đã truyền thụ lại không chỉ những tri thức bốc thuốc chữa bệnh mà còn nêu cao tinh thần y đức của người thầy thuốc.
Ngư Tiêu vẫn đáp y thuật 魚樵問答醫術 là một tác phẩm ngoài nêu cao lòng yêu nước, căm thù giặc còn là một tác phẩm chuyên môn nhằm phổ biến y học, với tỉnh thần giúp đời cứu người.
Tác phẩm kể chuyện hai người bạn Mộng Thê Triền 夢妻纏,Bào Tử Phược 泡子縛 ở đất U, Yên bên Trung Quốc trong thời nhà Tân. Quân Liêu (Khiết Đan) xâm lược nhà Tấn, vua Tấn cắt đất U, Yên cho quân Liêu để cầu hòa. Những người yêu nước không chịu sống dưới ách của ngoại bang rời quê hương đi ở ẩn. Mộng Thê Triền làm tiều phu. Bào Tử Phược làm ngư ông. Hai người chẳng may bị vợ con ốm đau, chết chóc nên muốn tìm thầy học thuốc. Ngư Tiền vẫn đáp y thuật kể lại cuộc hành trình của hai người bạn đi tìm Kỳ Nhân Sư奇人師, một thầy thuốc rất giỏi và cũng là người đất U, Yên đi ở ẩn. Truyện gồm có 3644 câu (có bản không có 2 câu cuối cùng), ngoài phần mở đầu, có thê chia làm 4 phần:
- Phần thứ nhất: Ngư và Tiêu gặp nhau, than thở về nỗi thời loạn ly, đất nước bị chia cắt, đạo đức bị suy đồi, rồi rủ nhau đi tìm Nhân Sư ở Đan Kỳ 丹岐 để học thuốc.
- Phần thứ hai: Ngư và Tiều gặp Chu Đạo Dần 周道引 và Đường Nhập Môn唐入門, vôn là bạn cũ và là học trò của Nhân Sư. Bốn người gặp nhau, vui sướng vì thấy tất cả đều giữ được khí tiết, không theo giặc. Nhân đó, bốn người ngâm vịnh với nhau về thời thế, về đạo đức. Riêng Nhập Môn thì bàn đến trách nhiệm và đạo đức của người thầy thuốc. Sau đó, Nhập Môn dần Ngư, Tiêu đến Đan Kỳ tìm Nhân Sư. Cuộc hành trình đi Đan Kỳ tượng trưng cho con đường y học. Núi rừng hiểm trở trên đường đi là nguyên nhân của những tật bệnh mà người thường mắc phải. Đoạn này, tác giả xen vào phân tích nguyên nhân các bệnh tật và nói rõ phương pháp chữa. Nhưng trong cuộc hành trình đó, tác giả nhiều lần gợi lên hình ảnh quê hương đang bị giặc xâm chiếm.
- Phần thứ ba: Ngư, Tiều và Nhập Môn đến Đan Kỳ nhưng không gặp được Nhân Sư. Vua Tây Liêu muốn mời Nhân Sư làm ngự y. Nhân Sư không chịu làm tôi kẻ thù đã xông hai mắt cho mù và lánh về ở Thiên Thai. Đạo Dẫn ở lại Đan Kỳ đã kể lại chuyện và nhắc lại những lời nói của Nhân Sư cho Nhập Môn, Ngư và Tiều nghe. Ngư, Tiều không được gặp Nhân Sư nhưng Nhân Sư đã để lại hai bản dạy phép thuốc. Ngư, Tiều nhận hai bản đó rồi trở về.
- Phần thứ tư: Ngư và Tiều từ biệt Đạo Dẫn và Nhập Môn rồi trở về và bỏ nghề câu cá, đốn củi để làm thuốc. Dọc đường về, lạc vào một hang trong rừng, nửa đêm bỗng thấy một toán quân dẫn năm người vừa thầy thuốc, thầy pháp, thầy chùa… đem ra cho pháp quan xét xử. Theo sau họ là đoàn oan hồn già, trẻ mang đơn đòi mạng. Bọn tội nhân bị xử phạt ghê gớm. Ngư, Tiều hoảng sợ thiếp đi, khi tỉnh dậy thấy đang nằm trong một cái miếu. Hai người coi chuyện dị kỳ ban đêm là một bài học răn mình. Sau đó, Ngư thì chuyên chữa bệnh cho trẻ em, còn Tiêu chuyên chữa bệnh cho đàn bà.
Bản Ngư Tiêu vấn đáp y thuật là tác phẩm chịu ảnh hưởng nhiều đến sách Y học nhập môn của Lý Diên soạn, bản thảo được trước tác khi ông đang lúc đứng tuổi, cốt để dạy học thuốc, muốn cho người học dễ nhớ nên ông đặt ra văn vần, lại còn theo lối tiểu thuyết để người đọc ngâm nga cho bớt chán, đó là phong cách đặc biệt soạn sách của người miền Nam thời bấy giờ.
————-
Mời quý khách hàng tham khảo thư viện sách y học cổ tại thuviensachco.com
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.