Quần thư trị yếu 360 là bộ sách viết về việc điều hành chính trị của Trung Quốc thời xưa. Các gián quan nổi danh đầu thời Đường như Ngụy Chính, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lương… vào đầu năm Trinh Quán đã nhận lệnh của Đường Thái Tông Lý Thế Dân chịu trách nhiệm thu thập chỉnh lý các gián thư tác phẩm của tiền nhân để cung cấp cơ sở về việc phò tá chính sự cho sự sáng lập “Trinh Quán chi trị” của Đường Thái Tông. “Quần Thư Trị Yếu” lấy nội dung từ “Lục kinh”, “Tứ sử”, “Chư tử bách gia”. Từ hơn 14000 bộ, hơn 89000 quyển sách xưa được chọn lọc bổ sung lược bỏ, đổ biết bao mồ hôi nước mắt trong mấy năm ròng, cuối cùng vào năm Trinh Quán thứ 5 (năm 631) đã biên tập thành sách, gồm 65 bộ với khoảng hơn 500.000 từ.
Bộ sách [Quần Thư Trị Yếu] được Đường Thái Tông – Lý Thế Dân (599-649) hạ lệnh yêu cầu biên soạn vào đầu những năm Trinh Quán. Khi mới mười sáu tuổi, Thái Tông đã theo cha tòng quân, khởi nghĩa dẹp yên xã hội động loạn, hơn mười năm chinh chiến đằng đẵng. Sau khi lên ngôi vào năm hai mươi bảy tuổi, ngài dừng nghiệp binh để chấn hưng sự nghiệp giáo dục – văn hóa và đặc biệt chú trọng đường lối trị quốc bình thiên hạ, an định xã hội và mang lại sự phồn vinh cho đất nước.
Thái Tông dũng mãnh tài cao, có tài hùng biện, chỉ tiếc tuổi nhỏ đã phải tòng quân, bởi vậy học hành không được nhiều. Từ tấm gương sai lầm dẫn đến diệt vong của nhà Tùy, ngài cảm nhận sâu sắc rằng, gây dựng cơ nghiệp vốn không dễ, mà giữ vững được thì càng khó hơn. Trong thời kỳ tại vị, ngài luôn khích lệ chúng thần khuyên giải, chỉ ra những điểm bất cập trong quyết sách của triều đình và hạ lệnh cho các đại thần như Ngụy Trưng, Ngu Thế Nam, v.v… thu thập các tư liệu lịch sử về việc trị vì đất nước, để trích ra những tinh hoa trong việc tu thân – tề gia – trị quốc – bình thiên hạ từ Lục Thư, Tứ Sử, Bách Gia Chư Tử và tập hợp thành sách. Bắt đầu từ Ngũ Đế cho đến triều đại nhà Tấn , từ hơn 14.000 bộ sách và hơn 89.000 cuộn thư tịch cổ, đã chắt lọc được sáu mươi lăm loại điển tịch với tổng cộng hơn 50.000 từ.
Đây quả thật là bộ điển tịch quý báu để trị nước, như lão thần Ngụy Trưng đã nói trong lời tựa của bộ sách: “Nếu dùng cho thời nay, xứng đáng là tấm gương và để học tập từ lịch sử cha ông; khi truyền cho con cháu mai sau, ắt sẽ là bài học quý giá”. Thái Tông yêu thích kiến thức sâu rộng mà ngôn từ tinh giản của bộ sách, hàng ngày tay không rời sách, mà thốt lên rằng: “Để ta được soi lại sự tích xưa mà xử trí với việc, đây là công của các khanh vậy!”. Từ đây cho thấy, sự đóng góp của bộ sách này đối với thế nước thái bình thịnh vượng của thời Trinh Quán chi trị mới to lớn dường nào! Bộ sách này đã trở thành bộ điển tịch quý báu mà các nhà chính trị cần đọc.
Thời đó, do kỹ thuật in khắc bản của Trung Quốc chưa phát triển, bởi vậy bộ sách này đến đầu thời nhà Tống đã bị thất truyền, trong [Tống Sử] cũng không thấy có ghi chép. Thật may thay, trong Văn khố Kanazawa – Nhật Bản có một bộ hoàn chỉnh [Quần Thư Trị Yếu] do nhà sư Nhật Bản thời đại Kamakura (1192-1330) viết tay; đồng thời vào năm Càn Long thứ sáu mươi thời nhà Thanh, được người Nhật Bản trả về với Trung Quốc – nơi mà bộ sách vốn sinh ra. Nhà xuất bản Thương vụ Thượng Hải đã tập hợp thành bốn bộ sách và cùng với Đài Loan lần lượt in sao trực tiếp từ bản gốc và phát hành.
Vào cuối năm 2010, Tịnh Không may mắn có được bộ sách này, đã xem đi xem lại, và hoan hỷ vô cùng, cảm nhận sâu sắc rằng giáo dục văn hóa của bậc Thánh Hiền xưa kia đích thực có thể đem lại sự an định, hòa bình vĩnh viễn cho toàn thế giới. Điều quan trọng bậc nhất chính là bản thân người Trung Hoa phải thực sự nhận thức được văn hóa truyền thống, đoạn trừ hoài nghi mà có được lòng tin. Văn hóa truyền thống của Thánh Hiền chân thật là sự hiển lộ tự tính của tất cả chúng sinh, vượt trên cả thời gian và không gian mà vẫn còn nguyên giá trị.
Quý vị mua sách tại Tủ Sách Cổ Xưa nhắn: Tên sách, địa chỉ, điện thoại, họ tên người nhận để được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Kiểm tra sách ưng ý mới thanh toán.
Xin chân thành cảm ơn!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.