Sách “Thủy kinh chú sớ” là một bộ chuyện trước viết về hệ thống sông ngòi thời Cổ đại của Trung Quốc. Sách do người thời Tam Quốc (220-265) biên soạn nhưng đến nay chưa biết tên đích thực của tác giả. Sách gồm 3 quyển ghi chép 137 con sông. Nội dung sách rất sơ lược. Mỗi con sông được viết thành một thiên, dài ngắn không đều. Sách có một số sai lầm. Khi Lịch Đạo Nguyên viết chú thích, đã chỉ ra hơn 60 chỗ.
Đến thời Bắc Ngụy, còn gọi là Hậu Ngụy (380-534), Lịch Đạo Nguyên (466 hoặc 472-527), lấy sách “Thủy kinh” làm cốt lõi, đã sưu tầm rộng rãi các nguồn tư liệu để chú thích sách này, ông đã viết bổ sung và phát triển thêm vào sách này thành một bộ sách đồ sộ gồm khoảng 30 vạn chữ, nhiều gấp 20 lần sách gốc, gọi là sách “Thủy kinh chú”. Sách được viết vào khoảng từ năm 515 đến năm 527, trình bày 1252 con sông lớn nhỏ. Tác giả đã dùng phương pháp “nhân thủy chứng địa” nghĩa là nhân con sông chứng thực vùng đất, trình bày nguồn và dòng của con sông, tình hình địa lý của đồi núi, đồng bằng, thành ấp, trạm gác, sự duyên cách của việc thiết lập, cùng các sự việc và nhân vật lịch sử, thậm chí truyền thuyết thần thoại có liên quan đến những nơi con sông chảy qua. Bộ sách gồm 40 quyển này là một trước tác địa lý tổng hợp toàn diện nhất và có hệ thống trước thế kỷ thứ VI của Trung Quốc.
Đến thời cận đại, vào đầu thế kỷ 20, hai nhà học giả gồm thầy là Dương Thủ Kính (1839-1915) và trò là Hùng Hội Trinh (7-1936), trên cơ sở sách “Thủy kinh chú” của Lịch Đạo Nguyên, đã bỏ toàn lực ra trọng mấy chục năm trời, thu thập rộng rãi tư liệu trong các thư tịch, gom góp lại lời của nhiều học giả, để sớ, nghĩa là chú thích kỹ hơn sách “Thủy kinh chủ”, hợp soạn thành bộ sách “Thủy kính chú sở” cũng gồm 40 quyển, với hơn 1.510.000 chữ, nhiều gấp 5 lần sách “Thủy kinh chú”, và gấp 100 lần sách gốc “Thủy kinh”. Trên cơ sở các điển cố mà họ Lịch đã trưng dẫn, hai ông đã chú thích kỹ nơi xuất xứ của các dòng sông, đã khảo cứu tường tận sự thiên lưu của chúng và các dấu vết của việc thành lập các châu quận, cùng sự duyên cách, hưng phế của các thành trì. Bộ sách “Thủy kinh chủ sở” là một tập đại thành của các nhà nghiên cứu sách “Thủy kinh chú”. Bản sơ thảo của sách “Thủy kinh chú sớ” được họ Dương viết xong vào năm 1904, sau đó tác giả tiếp tục bổ sung sửa chữa thêm, nhưng sách chưa xuất bản, thì năm 1915 tác giả tạ thế.
Sau khi ông mất, Hùng Hội Trinh tiếp tục sự nghiệp của thầy mình, nhưng đến năm 1936, thì họ Hùng cũng mất. Sách “Thủy kinh chú sở” chưa kịp xuất bản. Đến năm 1955, Nhà xuất bản Khoa học thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc mới xuất bản lần đầu tiên bộ sách này.
Gần đây, nhà xuất bản cổ tịch Giang Tô in bộ sách này thành 3 cuốn, cuốn thứ nhất từ quyển 1 đến quyển 12, cuốn thứ hai từ quyển 13 đến quyển 27, cuốn thứ ba từ quyển 28 đến quyền 40. Cuốn thứ nhất, cuốn thứ hai, một phần cuốn thứ ba viết về sông Hà (tức sông Hoàng Hà) từ quyển 1 đến quyền 5 và các con sông nhỏ hơn của miền Bắc Trung Quốc từ quyển 6 đến quyển 32. Từ quyển 33 đến quyển 40 trong cuốn thứ ba viết về sông Giang (tức sông Trường Giang) trong 3 quyển từ quyển 33 đến quyển 35 và các con sông nhỏ khác của miền Nam Trung Quốc trong 5 quyền cuối từ quyển 36 đến quyền 40.
Vì điều kiện thời gian chưa cho phép dịch toàn bộ sách “Thủy kinh chú sở”, nên chúng tôi chỉ biên dịch phần từ sông Giang trở xuống, từ quyển 33 đến quyển 40, vì thấy phần này có liên quan đến địa lý và lịch sử của Việt Nam, nhất là quyển 36, quyền 37, có thể giúp ích một phần nào cho việc nghiên cứu, tham khảo của các nhà địa lý học, các nhà sử học của nước ta. Nhằm giúp bạn đọc hiểu thêm cuốn “Thủy kinh chủ” của Lịch Đạo Nguyên, chúng tôi có trích dịch thêm bài “Sáu lời bàn về “Thủy xinh chủ” của Đoàn Hi Trọng, một người hiệu điểm (sửa và chấm câu) cuốn “Thủy kinh chú sở”. Nhằm giúp bạn đọc tra cứu dễ dàng tên các con sông, ngòi, hồ đẩm trong sách “Thủy kinh chú sớ”, chúng tôi có biên tập “Bảng chỉ dẫn tra cứu tên sông ngòi hồ đấm trong sách “Thủy kinh chú sở kèm ở phần cuối sách. Ngoài ra, nhằm giúp bạn đọc đỡ một phần nào công tra cứu lai lịch của một số học giả, một số nhà văn mà tác giả “Thủy kinh chú sở” nêu ra ở trong tác phầm này, chúng tôi có soạn thêm bản “Chú thích của người biên dịch” ở cuối sách, còn các tên riêng khác về địa lý hay nhân vật lịch sử, thì tên nào nằm ở trang sách nào chúng tôi chú thích ở cuối trang ấy trong điều kiện chúng tôi thấy cần thiết và chúng tôi tìm được lời chú thích. Trong cuốn sách, những chữ in đậm đứng là chính văn của “Thủy tình” đã được sửa những chỗ sai và bổ sung những chỗ sót qua việc sao đi chép lại trong hàng chục thế kỷ, còn những lời chú sở thì in chữ thường, những chữ trích nguyên văn thì in chữ nghiêng. Trong sách, khi nghiên cứu bạn đọc thường thấy ở chỗ tác giả trưng dẫn sách có những câu như: theo “Sơ học ký” 3, theo “Ngự lâm” 192, v.v… thì câu đó có nghĩa là: theo quyển thứ 3 trong bộ sách “Sơ học kỳ” gồm 30 quyển, theo quyển thứ 192 trong bộ sách “Ngự lâm” (tên gọi tất của “Thái bình ngự ları” gồm 1000 quyển).
Vì sách “Thủy kinh” viết vào thế kỷ thứ III Công nguyên, được Lịch Đạo Nguyên chú vào thế kỷ thứ VI Công nguyên thành sách “Thủy kinh chủ” và được Bương Thủ Kính và Hùng Hội Trinh sở vào đầu thế kỷ XX thành sách “Thủy kính chú sở”, lối hành văn và câu chữ dùng trong ba bộ sách nói trên đều theo lối cổ và cận cổ, khác với lỗi hành văn và câu chữ dùng trong văn bạch thoại ngày này, nên trong công tác biên dịch gặp không ít khó khăn và chắc không tránh khỏi một số thiếu sót nào đó do trình độ am hiểu Hán văn cổ của dịch giả chưa thật thành thục. Mong các bậc thâm Nho và các bạn đọc am hiểu Hán văn cổ rộng lượng thông cảm và chỉ giáo cho. Được như vậy, người biên dịch rất lấy làm vinh hạnh và hết sức cảm ơn.
Quý vị mua cuốn sách Thủy Kinh Chú Sớ tại Thư Viện Sách Cổ sẽ được chuyển sách miễn phí tận nhà.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.