Cuốn Đại Từ Điển Chữ Nôm này dày 1600 trang khổ lớn, bao gồm hơn 37.000 chữ Nôm với hơn 7000 âm đọc, là một tài liệu tra cứu thuận tiện và phong phú cho bất cứ ai sử dụng đến chữ Nôm. Trong tình hình nghiên cứu hiện nay, những tư liệu quý và có hệ thống như thế này không nhiều lắm. Đây chắc chắn là một món quà quý giá cho các nhà nghiên cứu chữ Nôm cũng như các độc giả có nhu cầu đọc hiểu các bản văn Nôm, vốn đã trở nên phức tạp và khó hiểu đối với phần lớn những người trẻ được đào tạo theo văn hóa và chữ viết hiện đại.
Soạn giả Vũ Văn Kính là một trong những cây đại thụ hiếm hoi còn sót lại của thế hệ đi trước. Với tâm nguyện và nhiệt tình đóng góp cho văn hóa nước nhà, sau khi đã hưu trí từ Viện Khoa học Xã hội, ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và cho ra đời nhiều công trình quan trọng, trong đó có bộ tự điển chữ Nôm này.

MẤY NÉT VỀ CHỮ NÔM
Bài này được chia ra ba phần chính :
I. Nguyên nhân sáng tác chữ Nôm.
II. Người và thời gian sáng tác đầu tiên.
III. Cách cấu tạo chữ Nôm.
1. NGUYÊN NHÂN SÁNG TÁC CHỮ NÔM
Chữ Hán được du nhập nước ta từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng chữ Hán như chữ của mình, đã có nhiều người gọi chữ Hán là Chữ Ta. Chúng ta đã học chữ Hán, thi cử chữ Hán, các giấy tờ từ chiếu biểu đến các giấy tờ về Hành chính như văn thư, khế ước, văn tự bản nhà cửa, ruộng đất, trâu bò đều dùng chữ Hán. Các bản văn sở tấu, văn khấn cũng đều dùng chữ Hán. Chữ Hán đã ăn sâu vào tâm nào người Việt Nam cả trong sinh hoạt hằng ngày. Thậm chí cả những người không biết một chữ Hán nào mà khi nói ra hay nghe người khác nói những câu thông thường, họ cũng hiểu cả. Ngay cả mấy người đàn bà chua ngoa chửi nhau, họ cũng dùng chữ Hán qua lời nói.
Những tác phẩm chữ Hán thì vô kể. Chữ Hán khó học, dễ quên, nên số người mù chữ rất nhiều. Có những giấy tờ gì cần phổ biến rộng rãi rất là khó phổ cập. Ông cha ta giàu lòng yêu nước, luôn muốn Độc Lập, mà trước tiên là phải độc lập về văn tự, nên đã nảy sinh ra cách viết chữ Nôm, vì những nhu cầu xã hội. Mà nhu cầu của xã hội thì có nhu cầu về tôn giáo (tin ngưỡng) và nhu cầu về Hành chính.
1. Nhu cầu về tôn giáo : Mỗi khi viết những bài văn khấn, vẫn tối nhất là những tờ sở cúng dâng sao, giải hạn, hoặc sở vạn cung trong những ngày lễ Kỳ yên vào rằm tháng giêng hay mồng một tháng tư Âm lịch, thường phải viết các tên người trong thôn, làng. Những tên của người Việt ta quá đa dạng, mà chữ Hán thì không có đủ âm Hán Việt để viết hết được, như ông Bảy, bà Tám, chị Năm, anh Mười, chú Mận, thằng Mơ, cậu Hỏng, cậu Đủ… Kể thì nhiều lắm, nên khi viết đến những tên ấy thì phải dùng một chữ Hán có âm gần với âm ấy rồi thêm vào bên trái chữ khẩu nhỏ (2), hay hai dấu chấm có thể là chữ Khẩu đó thảo, mà chúng tôi gọi tạm là Phù hiệu ( 7 ), hoặc dấu nháy cá (5) bên phải chữ Hán ấy, vì nó là chữ Cá (5) viết thảo. Sau người ta còn thêm vào chữ đó chữ Xa (車), chữ Cự (巨), chữ Cá (个) để đánh dấu chữ ấy không còn đọc theo âm Hán Việt nữa, mà phải đọc theo âm Nôm. (Theo VOT ý người viết).
2. Nhu cầu hành chính : Trong khi những người làm văn tự, văn khế bán ruộng, đất, vườn trại hay trâu, bò, nhà cửa thì phải có tên người bán, người mua, và cả tên cánh đồng, xứ sở của thửa ruộng đất ấy tọa lạc tại đâu như xóm trên, xóm dưới, xóm giữa, xóm trong, xóm ngoài, xứ (tức cánh đồng), Đường Rồng, Đường Rắn, Mà Trâu, Mả Bò, Cầu Bông, Đường Con, Đồng Lồ, Ao Trắng, Ao Đen, Cây Bún, Cây Xoài, Cây Mận… Kể thì võ hạn và ngay trong các gia phả cũng cần có nhiều tên trong dòng họ mà chỉ ông già, bà lão trong họ mới nhớ được đúng tên, còn thế hệ sau chỉ trông vào chứ mà đoán đọc thì rất khó đúng được. Bởi những chữ tên người, địa danh phần nhiều viết có dấu nhảy hay phù hiệu như trên đã nói. Ngay trong địa bạ thời Gia Long, Minh Mệnh, Tự Đức cũng đầy rẫy những tên người mà chắc chắn là không ai dám tự cho mình đọc đúng hết được. Nhưng nhờ có những chữ có dấu nhảy và phù hiệu nên có thể đoán đọc những chữ tương đối đúng âm mà người viết muốn dùng. Cũng nhờ vào những loại chữ đó mà những nhà thơ, nhà văn sau thấy có phần thuận tiện cho việc sáng tác của mình, nên cứ thêm dần vào và cuối cùng là họ ghép thêm chữ Hán khác vào với một chữ để có một chữ Nôm mà nay chúng ta gọi là Hải thành, Hình thanh hay Hội ý. Bởi đó mà chúng ta đã có được biết bao nhiêu là tác phẩm chữ Nôm rất có giá trị về nhiều phương diện. Nguyên nhân sáng tác chữ Nôm mà chúng tôi đưa ra trên đây cũng chỉ là ý kiến riêng của chúng tôi suy đoán, còn đúng, sai tùy thuộc quí độc giả và cũng có thể còn nguyên nhân nào khác mà chúng tôi chưa nghĩ tới. Những ý kiến này chúng tôi đã trình bày trong quyền Tự Vị Nôm và Tự Điển Chữ Nôm của chúng tôi lần đầu tiên cách đây ba mươi năm rồi.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.