Đại-Tạng Việt-Nam, hệ Pali, riêng phần Kinh-kệ, gồm có năm Bộ-kinh lớn:
- Trường-Bộ Kinh (Digha Nikaya),
- Trung-Bộ Kinh (Majjhima Nikaya),
- Tương-Ưng-Bộ Kinh (Samyutta Nikaya)
- Tăng-Chi-Bộ Kinh (Anguttara Nikaya),
- Tiểu-Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya).
Kinh Trường Bộ được hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ bản tiếng Pali.
Đây là bộ kinh nguyên thủy của Phật giáo, không chỉ quan trọng đối với tu sĩ Nam tông nói riêng mà còn là bộ sách không thể thiếu của tu sĩ Phật giáo và những người muốn học Phật một cách căn cơ. Bộ sách với dung lượng vừa phải, những điều giảng dạy đều rất dung dị dễ hiểu nhắm vào pháp hành là chính, có lợi ích rất thiết thực và lớn lao. Người nào đọc qua Tạng kinh một lần sẽ có thể phát khởi niềm tin vào giáo lý đức Phật do thấy rõ nấc thang tiến đạo được chỉ dạy một cách chi tiết tường tận. Người nào đọc một cách thích thú, đọc nhiều lần và thực hành vài điều dạy trong Tạng thì niềm tin giải thoát hiện đời sẽ được củng cố và lớn mạnh, những đau khổ của đời sống thường nhật sẽ dễ dàng đi qua.

Trường-Bộ Kinh là bộ Kinh thứ nhứt trong Hệ Pali, Phật-Giáo Nguyên-Thủy, được Viện Nghiên-Cứu Phật-Học Việt-Nam ấn hành năm 1991, do Hoà-thượng Thích Minh-Châu soạn bản Việt-văn.
Trường-Bộ Kinh phân ra làm 3 Phẩm (Vagga), gồm có 34 bản Kinh; vì nội-dung mỗi bản Kinh khá dài so với các bản Kinh Phật khác, nên được kết-tập lại dưới nhan-đề Trường-Bộ Kinh.
1. Phẩm Giới-Uẩn (Silakkhandha Vagga Pali): 13 bản Kinh giảng về các cấp giới-luật: tiểu-giới dành cho mọi người; trung-giới và đại-giới dành cho bực tu-hành cao.
2. Đại-Phẩm (Mahà Vagga Pali): 10 bản Kinh quan-trọng nhứt về lịch-sử (như Kinh Bát-Đại Niết-bàn, Kinh Đại Bổn) và về giáo-lý (như Kinh Đại Duyên, Kinh Tứ niệm xứ).
3. Phẩm Ba-lê-tử (Pathika Vagga Pali) (Patikaputta, Ba-lê-tử là tên một tu-sĩ ngoại-đạo): 11 bản Kinh bàn về các vấn-đề khác nhau như vấn-đề vũ-trụ thành-hoại, vấn-đề bổn-phận công-dân trong xã-hội, vấn-đề tu khổ-hạnh của ngoại-đạo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.