Cùng với Ma Y, Liễu trang thần tướng là một trong những bộ sách luận về Tướng thuật của Trung Quốc cổ.
Cổ nhân có câu “Trông mặt mà bắt hình dong”. Tướng mạo và thần thái con người có phần nào ảnh hưởng đến bước đường nhân sinh của chúng ta. Ngoại hình mỗi con người không phải chỉ đề cập đến việc đẹp hay xấu, mà là một chỉnh thể được hợp thành từ rất nhiều chi tiết trên cơ thể, bao gồm cả ngũ quan, thân hình, khí sắc. Mỗi chi tiết này tựa như một mật mã, có thể giúp chúng ta đưa ra những dự đoán về vận mệnh. Liễu Trang Thần Tướng tiếp nhận những tinh hoa về lí luận tướng thuật của những người đi trước đồng thời nêu ra nhiều kiến giải độc đáo, mở đầu cho các lí luận chuyên bàn về tướng mạo của phụ nữ, trong lịch sử tướng thuật, có địa vị sánh ngang với Ma Y thần tướng.

Cuốn sách “Liễu Trang thần tướng” có thể trở thành nền tảng kiến thức cơ bản để những người yêu thích tướng thuật có thể tiếp cận với tinh hoa văn hóa Trung Quốc, có thể xem xét toàn bộ diện mạo con người, nắm bắt được đạo lý huyền diệu về vận mệnh của bản thân, dự đoán vận mệnh của người khác, để tìm được lời chỉ dẫn đến con đường thành công. “Liễu Trang thần tướng” là một trước tác về tướng thuật được ghi chép trong “Tứ Khố Toàn Thư”. Tướng pháp của “Liễu Trang thần tướng” do Viên Củng đời Minh (hiệu là Liễu Trang cư sĩ) viết trên cơ sở chọn lựa tinh hoa tướng thuật của những người đi trước và thêm vào đó nhiều kiến giải có tính mới lạ, độc đáo của bản thân.
Trước tác liên quan đến tướng pháp của Liễu Trang bao gồm “Liễu Trang mật truyền tướng pháp”, “Liễu Trang tập”, “Trung nghĩa lục”, “Nhân tượng phú”… Sau này được con của Liễu Trang là Viên Trung Triệt tiến hành hoàn thiện và biên tập thành quyển “Liễu Trang tướng pháp”. Quyển sách này đã giới thiệu khái quát nguồn gốc lịch sử, cơ sở lý luận, phương pháp cơ bản của tướng thuật cổ đại Trung Quốc ảnh hưởng của tướng thuật cổ đại đối với văn hóa truyền thống Trung Quốc và nhận thức lý tính đối với tướng thuật.
Mục lục
Dẫn luận: Cuốn sách tướng pháp nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại
Chương 1: Tác phẩm tướng pháp kinh điển do Hoàng Đế Càn Long khâm định: “Liễu Trang Thần Tướng”
Chương 2: Tướng thuật thần bí – Văn hóa tướng thuật cổ đại Trung Quốc
Quyển đầu: Tướng Pháp Ca Quyết
Chương 1: Cơ sở tướng pháp – Các bài ca quyết trong Liễu Trang Thần Tướng
Chương 2: Tổng luận về Phúc Thọ Họa Yểu – Đặc trưng tướng mạo của các mệnh cách
Quyển thượng: Nội dung chính của Liễu Trang Thần Tướng
Chương 1: Tướng pháp trong từng giai đoạn cuộc đời – Tướng pháp trong các giai đoạn từ sơ sinh đến khi trưởng thành
Chương 2: Tổng luận về hình cách tướng mạo – Đặc điểm ngũ hành của các bộ vị trên cơ thể
Chương 3: Bàn về tướng pháp khuôn mặt – Quy tắc và kỹ năng xem mặt
Chương 4: “Càn Khôn Phú” do Liễu Trang dâng lên Vĩnh Lạc – Tướng pháp nam nữ có khác biệt
Chương 5: Cao học sĩ Vinh Kiển Phú – Tổng luận về tướng người
Chương 6: Tướng đại quý của nam giới – Xem tướng mạo suy đoán chức vị
Chương 7: Tướng bần tiện thô yểu của phụ nữ – Đặc điểm tướng mạo của những phụ nữ có tướng mạo không tốt
Chương 8: Tướng họa yểu hình khắc của nam giới – Đặc điểm tướng mạo của những người đàn ông có vận mệnh không tốt
Chương 9: Kết hợp thần hình bàn về vận mệnh – Suy đoán về vận mệnh thông qua dáng vẻ và khí sắc của con người
Quyển trung: Giải đáp về các bí mật nhân sinh
Chương 1: Vĩnh Lạc bách vấn – Vĩnh Lạc đế thỉnh giáo Liễu Trang về tướng pháp
Chương 2: Thiên, Nhân, Địa – Tổng kết về Liễu Trang tướng pháp
Quyển hạ: Đoán khí sắc
Chướng 1: Tướng pháp khí sắc – Tổng quát về cách luận đoán vận mệnh qua sắc khí
Chương 2: Các loại tướng mạo báo trước nghèo hèn
1- Tướng nghèo hèn của nam giới: Bốn mươi mốt tướng kỵ của nam giới
2- Tướng nghèo hèn của phụ nữ: Hai mươi tư tướng kỵ của phụ nữ
Phụ lục: Từ điển thuật ngữ tướng thuật
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.