Ý NGHĨA CỦA THỦ ẤN
Thủ ấn (tiếng Phạn là mudra, tiếng Tây Tạng là phyag-rgya) hay còn gọi là Ân khế, hiện nay thường dùng để chỉ các loại tư thế kết hợp giữa các ngón của hai tay hành giả khi tu pháp của Mật giáo. Dịch âm là Mẫu Đà La, Mộ Nại La, Mẫu Nại La hoặc gọi là Ân tướng, Khế ấn, Mật ấn hoặc đơn giản gọi là “Ấn”.
Thế ấn của Phật, Bồ Tát cũng như chư tôn, tượng trưng đặc thù về nguyện lực và nhân duyên của các ngài, do đó nếu chúng ta cùng kết thủ ấn tương đồng sẽ sản sinh sức mạnh của thân thể và sức mạnh của ý niệm đặc thù, tương ứng với trạng thái thân tâm của sức mạnh quả vị mà Phật, Bồ Tát cũng như chư tôn chứng đắc.

Trong Mật giáo, thủ ấn là chỉ chư tôn trong hội Mạn Đà La dùng để biểu lộ cảnh giới tam muội mà mình chứng đắc hoặc là người tu hành dùng các ngón tay kết thành Mật ấn để biểu đạt sự tương đồng với thệ nguyên của chư tôn. Thuộc về thân mật trong thân, ngữ, ý tam mật của chư tôn.
Tam Mật (tên tiếng Phạn là frini gahyàni), là bí mật của tam nghiệp, tức là thân mật (Phạn danh Käyaguhya), khẩu mật (Phạn danh vàg-guhya) hoặc còn gọi là ngữ mật, ý mật (Phạn danh mano-guhya) hoặc còn gọi là tâm mật, chủ yếu đến từ giáo thuyết của Mật giáo.
Do Tam Mật của đức Phật có tác dụng vô cùng vì tế thâm sâu, không thể nghĩ bàn được, ngay cả thập địa Bồ Tát cũng không thể hoàn toàn hiểu trì, nên gọi là Tam Mặt, nếu tương ứng với Tam nghiệp của chúng sinh, có thể sinh khởi đại dụng bất khả tư nghì.
Tam nghiệp của chúng sinh, mặc dù là tạp nhiễm nhưng lại có thể kết hợp với Tam mật của Phật và hàm nhiếp ở trong đó, tự tâm bản tính của chúng sinh đồng với Tam mật của Phật, tức là thực tương Tam nghiệp của chúng sinh đều là tác dụng của Phật pháp, cùng với Tam mật của Phật bình đẳng không hai, nên cũng được gọi là Tam mật.
Trong Tam mặt của chúng sinh, hành giả dùng tay làm án khế chư tôn, đến cả đứng, đi, nằm, ngồi… hết thảy các việc đó gọi là Thân Mật; miệng niệm chân ngôn, đến hết thảy lời nói của khẩu nghiệp đều được gọi là Ngữ mật; trong tâm quán tưởng chư tôn, đến những niệm khởi lên theo nhân duyên gọi là Ý mật.
Nghĩa rộng của Thân mật không chỉ là Thủ ấn, bất kỳ tư thế nào của cơ thể đều thuộc về phạm vi của Thân mật. Tay của loài người rất khéo léo, có thể làm ra các loại tư thế, nhưng đều được kiến lập trên sự nhiễm tạp của vô minh, động lực của các tạo tác đều do từ Tham, Săn, Si, Mạn (kiêu mạn), Nghi (hoài nghi).
Ví dụ, do giận dữ mà giơ nắm đấm đánh người, thậm chí phát triển thành một bộ quyền pháp hoặc cảm vũ khí công kích người khác… đều chịu sự sai khiến của vô minh mà tạo ra nhiễm nghiệp. Từ nghĩa rộng, tất cả các động tác của thân thể con người đều là phạm vi của Thân nghiệp, được khởi từ nhiễm tạp, không giống như Thân Mật thanh tịnh của Phật, Bồ Tát.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.