72 Kế Của Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh – cuốn sách lạ kỳ xưa nay
1. QUỶ CỐC TỬ, 1 cuốn sách giáo khoa đặc sắc của nhiều môn học
– Về tâm lý, sách cho rằng dù trăm phương ngàn kế cũng đều qui về tâm lý con người, đánh vào trúng tâm lý, sở thích, dục vọng của con người thì thành công.
Vd: người giàu có thì thích địa vị . Kẻ dũng cảm, cương cường dọa dẫm họ là điều vô nghĩa, khích bác họ thì mới thành công. Người uyên bác thích lý luận, nói nhiều. . . . kẻ trí tuệ thấp thì hay bị lừa. Kẻ bần cùng thì dễ bị mê hoặc bởi lợi lộc. . . . . . .

– Về ngôn ngữ, nghe người ta nói có thể hiểu được sự buồn, vui, giận, ghét của người đối thoại. Nghe âm thanh, ngôn ngữ âm nhạc, có thể biết được nhân cách của người sáng tạo và sự hưng suy của 1 nước.
– Về hùng biện, nếu sử dụng thành thạo, xảo diệu thuật đóng mở(bãi hạp) thì không chỉ thuyết phục được người 1 nước mà còn thuyết phục được cả thiên hạ. _Về quân sự, thì chính binh không bằng kỳ binh. Phải chế ngự được kẻ thù, phải ra tay trước. Lấy tám lạng đè bẹp được ngàn cân. Có khi không cần đánh mà thắng. Lợi dụng địa hình để đánh địch. Dùng vàng bạc để làm tan rã hàng ngũ địch. Cắt lực lượng địch, phân tán địch, làm cho địch mỏi mệt, dũng khí địch tiêu tan.
2. Cuốn sách lắm mưu nhiều kế
Cái kỳ lạ nhất của cuốn sách QUỶ CỐC TỬ là chứa lắm mưu nhiều kế, quỷ khốc thần kinh, thiên biến vạn hóa & dùng mãi không hết.
Thông thường người ta xa lánh những người mưu kế thủ đoạn. Các từ ngữ mưu kế, thủ đoạn bị lên án, ngộ nhận vì do những kẻ ác tâm, gọi là lang hổ chi tâm, lòng lang dạ sói, thi hành để đạt mục đích xấu. Vậy mưu kế là gì?
Thực chất mưu kế, thủ đoạn, kế hoạch sản sinh từ đời sống thực tiễn của con người:
Một người thợ săn mướn bẫy thú phải đánh động, gõ vào vật liệu gì đó, đá chẳng hạn, để thú hoảng sợ chạy ra và tóm lấy. Đó là kế Đầu thạch vấn lộ.
Cây gãy vì côn trùng đục khoét, bức tường đổ là do rạn nứt lâu ngày. Đó là nguyên tắc của sách hư khích, kẻ hở; sản sinh ra kế ly gián, phản gián. Con hổ trước khi vồ mồi thì thu mình lại để lấy thế và nhảy ra. Đó là kế Dĩ khuất cầu thân, co để duỗi.
Con thỏ thấy hổ quá mạnh, co chân chạy. Là kế Bất tiến nhi thối, không tiến thì lùi. Chạy để bảo
toàn tính mạng là thượng sách!
Thực tế, có căm ghét mưu kế cũng không thể bỏ được. Vì sao?
Vì nguồn gốc của mưu kế sản sinh từ đời sống, do đó, người ta căm ghét xa lánh nó cũng không thể được, nó vẫn tồn tại 1 cách khách quan trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều mưu kế trở thành bản năng, phản ứng tự nhiên, mà đôi khi người ta cũng không nghĩ đó là mưu kế nữa.
Một chàng trai muốn tán tỉnh 1 cô gái, hé mở cho cô ta biết mình là con nhà gia thế, thông minh học giỏi, sẽ chung tình trước sau như một > Tức là anh chàng đang sử dụng 1 lúc 2 thủ đoạn: Bãi hạp (úp úp mở mở) và Hư trương thanh thế (phô trương).
Muốn giúp 1 người sa cơ lỡ vận có công ăn việc làm, bạn đã giới thiệu với người khác là người này rất tài giỏi, trung thành, tận tâm. Tức là bạn đang sử dụng chiêu Vô trung sinh hữu (từ không thành có).
Bạn không thích nghe tiết mục quảng cáo nhưng vẫn thuộc lòng lời giới thiệu 1 cách rành rẽ. Bạn đang vướng vào kế Chúng khẩu luyện kim (nói mãi phải tin) của các nhà kinh doanh.
. . . . . . . . Bạn không thích mưu kế nhưng bạn cũng phải dùng. Không ưa nhưng cũng phải ứng phó.
Không muốn nhưng vẫn bị vây bởi giữa muôn trùng mưu kế.
3. Cuốn sách chứa vạn tâm linh và chìa khóa vàng
– Đáng quý là cái tâm của tác giả đối với nhân dân.
Tác giả khuyên các Vua chúa phải dùng con mắt của nhân dân (thiên hạ) để nhìn, dùng tai của nhân dân để nghe, lấy cái tâm của mình để che chở cho nhân dân và lấy cái tâm của nhân dân để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người. Mắt như vậy được gọi là thiên lý nhãn. Tai như vậy gọi là thuận phong nhĩ. Tâm được như vậy gọi là vạn linh tâm.
Chứng tỏ tác giả rất khổ công và dùng cả cái tâm của mình để viết sách, gửi gắm ước mơ vào từng trang sách. Đó là mong nhân dân được hạnh phúc, no ấm và được giáo hóa thành những người văn minh.
– Cái quý nữa là luôn cầu tiến bộ.
Sách của QUỶ CỐC TỬ cho rằng phản là hiểu quá khứ, ứng là hiểu hiện tại. Có biết quá khứ mới hiểu hiện
tại, có hiểu hiện tại mới biết tương lai. Cái gì không còn thích hợp thì bỏ, cái gì còn thích hợp thì gìn giữ và áp dụng.
Hiểu mình là trí, hiểu người là sáng suốt. Có sáng suốt mới có trí, có trí mới có sự sáng suốt.
Ôn cố tri tân, ôn cũ biết mới; tri kỷ tri bĩ, biết người biết ta; đấy là chìa khóa vàng mở cánh cửa đời sống của người thông minh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.